Ad Fidentia

Ad Fidentia (*)

Mô tả: Tấn công sự tự tin của ai đó thay vì nhắm vào cuộc tranh luận hoặc vào bằng chứng.

Hình thức logic:

Người 1 cho rằng Y đúng, nhưng liệu Người 1 có thật sự chắc chắn về điều đó?

Do đó, Y sai.

Ví dụ #1:

Rick: Tối qua tôi mơ thấy tôi trúng số! Tôi để dành được $1000 nên tôi đang định mua 1000 tờ vé số!

Vic: Bạn biết đấy, giấc mơ không phải là cách chính xác để dự đoán tương lai; chúng đơn giản chỉ là kết quả của random neurons firing.

Rick: Lần cuối cùng tôi kiểm tra, bạn không phải là nhà thần kinh học hay tâm lý học, nên làm sao bạn chắc là tôi ko thể nhìn thấy được tương lai?

Vic: Cũng có thể bạn có thể thấy được tương lai, tôi đoán vậy.

Giải thích: Mặc dù Vic đang cố tranh luận với bạn của anh ấy, Rick cố gắng làm yếu đi tranh luận của Vic bằng cách khiến Vic ko chắc về vị trí của mình. Đây là một chiến thuật của Rick muốn gây ra lập luận sai lầm và nếu Vic rơi vào đấy thì lập luận sai lầm sẽ ở phần của Vic.

Ví dụ #2:

Chris: Bạn cho rằng nếu bạn ko tin thế giới tinh thần đang ở xung quanh chúng ta, với các tinh thần lúc nào cũng đến và đi khỏi chúng ta. Nhưng làm sao bạn chắc đây ko phải là trường hợp đó? Bạn có chắc 100% ko?

Joe: Dĩ nhiên là ko, làm sao tôi chắc được?

Chris: Chính xác! Một điểm cho tôi!

Joe: Cái gì?

Giải thích: Đây là một sai lầm phổ biến giữa những người tranh luận về hiện tượng siêu nhiên hoặc bất kỳ điều gì khác ko thể xác nhận được (falsifiable). Nếu Joe không phải là người suy nghĩ hợp lý, anh ta có thể bắt đầu hỏi độ hiệu lực của vị trí anh ấy, ko dựa vào bất kỳ bằng chứng mới nào được trình bày, nhưng là một cuộc tấn công trực tiếp vào sự tự tin của anh ấy. May mắn cho Joe, anh ko giữ niềm tin độc đoán và hoàn toàn nhận thức được sự khác nhau giữa khả năng có thể xảy ra (possibilities) và mức độ mà khả năng có thể xảy ra (probabilities). [Probability is a subset of possibility; probability is a theory whereas possibility is a happening – N.D.]

Ngoại lệ: Khi một người chắc chắn về điều gì đó mà sự chắc chắn đó là ko thể biết được, nhiệm vụ của bạn là chỉ ra điều đó.

Mẹo: Tự tin rằng bạn có thể, thậm chí rất có thể đúng, nhưng tránh sự khẳng định độc đoán trong các lĩnh vực mà sự chắc chắn là ko thể biết được.

(*) Dịch từ quyển Bo Bennett (2012), Logically Fallacious: The Ultimate Collection of Over 300 Logical Fallacies (Academic Edition). http://www.amazon.com/Logically-Fallacious-Ultimate-Collection-Fallacies/dp/1456607529

Fallacious Reasoning

Dịch từ quyển Bo Bennett (2012), Logically Fallacious: The Ultimate Collection of Over 300 Logical Fallacies (Academic Edition). http://www.amazon.com/Logically-Fallacious-Ultimate-Collection-Fallacies/dp/1456607529

Các ví dụ liên quan đến tôn giáo mình hoàn toàn ko có ý kiến gì khác ngoài việc dịch nhé.

Accident Fallacy

 

Mô tả: Cố gắng áp dụng quy luật tổng quát (general rule) cho tất cả các tình huống khi mà rõ ràng là có những ngoại lệ đối với quy luật đó. Các quy luật hoặc luật (law) đơn giản (simplistic – nghĩa là đơn giản bằng cách bỏ đi những gì phức tạp) hiếm khi cân nhắc các ngoại lệ được cho phép bởi luật/hợp lý (legitimate), và lờ đi (ignore) những ngoại lệ này là lờ đi (bypass) suy luận (reason) để bảo tồn hình ảnh của một luật hoàn hảo. Người ta thích tính đơn giản và thường giữ tính đơn giản này với cái giá của sự hợp lý (rationality).

Hình thức logic:

X là quy luật phổ biến và được chấp nhận. Vì vậy, không có ngoại lệ nào đối với X.

Ví dụ #1:

Tôi tin rằng người ta không nên cố tình làm đau người khác, đó là lý do vì sao tôi không làm bác sĩ phẫu thuật.

Giải thích: Phân loại phẫu thuật là “làm đau” người khác, là lờ đi lợi ích rõ ràng của phẫu thuật. Kiểu quan điểm cực đoan này (extreme views) hiếm khi xây dựng dựa trên lý luận (reason).

Ví dụ #2:

Kinh Thánh nói rõ, “bạn không nên nói dối (bear false witness)”, vì vậy, là người thuộc đạo Cơ Đốc (Christian), tốt hơn là bạn đến mở cửa (nghe tiếng gõ cửa và mở – answer the door) và nói cho người hàng xóm đang trong tình trạng say xỉn với khẩu súng trong tay rằng, vợ ông ấy, người mà ông đang tìm kiếm để giết, đang nấp ở tầng hầm, nếu không, bạn đang không tuân theo (defy) Chúa.

Giải thích: Chấp nhận (mà ko đặt câu hỏi – assume) bất kỳ luật nào, thậm chí là liên quan đến Chúa, áp dụng cho tất cả mọi cá nhân tại mọi thời điểm trong mọi tình huống, mặc dù không tuyên bố rõ ràng, là một sự chấp nhận không dựa vào bằng chứng, và là lý luận sai lầm (fallacious reason).

Ngoại lệ: Tuyên bố quy luật tổng quát khi đưa ra một tranh luận tốt rằng hành động (đang được cân nhắc) là một sự vi phạm quy luật, sẽ không được xem là sai lầm (fallacious).

Kinh Thánh nói, “bạn không nên phạm tội giết người”, vì vậy, là người thuộc đạo Cơ Đốc (Christian), tốt hơn bạn nên để cái cưa xuống và tháo dây trói đứa trẻ.

Mẹo: Bạn có quyền đặt câu hỏi cho các luật mà bạn không hiểu hoặc không đồng ý.